Cách chèn Fanpage vào website

Khi doanh nghiệp của bạn đã có một trang Fanpage Facebook và bạn cũng đang sở hữu một trang Web thì đều mà bạn quan tâm đến đó là làm sao để chèn Fanpage để tạo nút Like trong trang Web của mình. Việc này sẽ giúp cho Fanpage của bạn có thêm nhiều thành viên hơn đồng thời cũng sẽ có nhiều người biết đến Website của bạn thông qua Facebook. Sự kết hợp giữa Facebook và Website sẽ là phương pháp SEO hiệu quả nhất và đạt kết quả không ngờ.

Nếu như bạn đang băn khoăn về việc làm sao để chèn Fanpage Facebook vào Website của mình thì nội dung dưới đây sẽ hữu ích với bạn. Chỉ với vài thao tác đơn giản thì bạn đã có thể mang Fanpage Facebook vào trang Web của mình.

Sơ lược về lợi ích của Fanpage Facebook

Mạng xã hội Facebook với số lượng hơn 1 tỷ người dùng đã trở thành một kênh bán hàng và quảng bá thương hiệu tuyệt vời mà các công ty, tổ chức không thể bỏ qua.

Việc liên kết giữa website và Facebook, cụ thể là Fanpage Facebook giúp gắn kết khách hàng với thương hiệu chặt chẽ hơn. Tạo thêm hiệu ứng thu hút các khách hàng mới đến với thương hiệu của bạn.

Tạo Code Fanpage Facebook để chèn vào Website.

Trước khi tạo Like Box trên website bạn cần phải lấy được đoạn code fanpage. Bạn cần làm theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập và đăng nhập tài khoản Facebook vào trang sau: https://developers.facebook.com/docs/plugins/like-box-for-pages

Bước 2: Tại đây, bạn có thể tùy chỉnh 1 số thông tin trong Like Box như:

fanpage-agitech-phan-mem-an-giang

Chi tiết:

  • Show Friends’ Faces: Hiện hình ảnh thành viên like
  • Show Header: Hiện tên tiêu đề like box phía trên cùng
  • Show Posts: Hiện bài viết của bạn trong fanpage
  • Show Border: Hiện đường viền bao quang Like Box

Bước 3: Sau khi đã thiết lập xong, bạn chọn Get Code và dùng code này để chèn vào Website.

lay-ma-script-fanpage

 

Lưu ý: Để đơn giản việc chèn code vào Website, khi Get Code bạn chọn vào tab Iframe.

chon-nhung-iframe-fanpage

Việc tiếp theo, bạn chỉ cần chèn code này vào bất cứ vị trí nào mà bạn muốn.

Đổi với Website làm CMS như Joomla, WordPress, Drupal

Tạo một module trong Joomla ở dạng Custom hoặc Widget trong WordPress dạng Text. Sau đó chèn đoạn code đã tạo vào và lưu lại. Hoặc có thể tải về các Plugin, phần mở rộng có hổ trợ việc tích hợp Fanpage Facebook vào trang Web.

Đối với Blogger

Bạn vào Bố Cục >> Thêm tiện ích và chọn HTML/Javascript. Sau đó bạn chỉ cần dán đoạn code vào phần Nội dung, đặt tên cho phần Tiêu đề và lưu lại là xong.

Ngụy Kim Hưng

Hướng dẫn sử dụng Entity Framework trong C#

Giới thiệu Entity Framework

Entity Framework phát hành đầu tiên vào năm 2008 nhằm hỗ trợ sự tương tác giữa các ứng dụng trên nền tảng .NET với các cơ sở dữ liệu quan hệ. Hay nói cách khác, nó là một công cụ giúp ánh xạ giữa các đối tượng trong phần mềm của bạn với các bảng của một cơ sở dữ liệu quan hệ.

Chuẩn bị

1/ Phần mềm Visual Studio

2/ Phần mềm SQL Server

Tạo project và cài đặt Entity Framework

1/ Tạo project: Mở Visual Studio -> tạo một project và đặt tên EntityFrameworkDemo

hướng dẫn sử dụng entity framework trong c#

2/ Cài đặt Entity Framework phiên bản mới nhất

Trong Solution Explorer, chuột phải lên project -> chọn Manage NuGet Packages…

Chọn Entity Framework -> chọn Install

Chọn OK

Chọn I Accept

Sau khi cài đặt thành công, chúng ta sẽ nhìn thấy thông báo như hình bên dưới

Hướng dẫn sử dụng Entity Framework trong C# – Chuẩn bị cơ sở dữ liệu

1/ Mở SQL Server Management Studio -> kết nối đến server

2/ Tạo một cơ sở dữ liệu tên EntityDB

3/ Tạo một table tên Student có 4 column là StudentID, StudentName, StudentGender và Address

Sử dụng Entity Framework

1/ Tạo ADO.NET Entity Data Model

Trong Solution Explorer, chuột phải lên project -> chọn Add -> chọn New Item…

Chọn Visual C# Items -> chọn ADO.NET Entity Data Model -> nhập DatabaseFirstModel ->chọn Add

Chọn  EF Designer from database -> chọn Next

Chọn kết nối hiện có hoặc chọn New Connection… để thiết lập kết nối mới.

Trường hợp chọn New Connection… -> chọn tên máy chủ (Server name), chọn cơ sở dữ liệu (Database name) -> chọn OK

Chọn Next

Chọn table và chọn Finish

Chọn 2 lần OK

Kết quả thu được sẽ như hình bên dưới. Lưu ý phải lưu DatabaseFirstModel.edmx trước khi thực hiện viết code

2/ Viết code: Mở Program.cs và nhập code như sau

3/ Mở SQL Server Management Studio -> mở bảng Student và thêm dữ liệu

4/ Build và run chương trình

Một số xử lý khác

1/ Thêm dữ liệu với Entity Framework

// Thông tin của sinh viên được thêm mới
var student = new Student();
student.StudentID = 3;
student.StudentName = "Lê Thị Hồng";
student.StudentGender = "Nam";
student.Address = "Bình Dương";
// Thêm vào database
using (var db = new EntityDBEntities()) 
{
   db.Students.Add(student);
   db.SaveChanges();
}
}

2/ Cập nhật dữ liệu Entity Framework (Cập nhật giới tính thành Nữ cho sinh viên có id là 3)

using (var db = new EntityDBEntities())
{
  var update = (from u in db.Students where u.StudentID == 3 select u).Single();
  u.StudentGender = "Nữ";
  db.SaveChanges();
}

3/ Xóa dữ liệu Entity Framework (Xóa sinh viên có id là 3)

using (var db = new EntityDBEntities())
{
  var delete = (from d in db.Students where d.StudentID == 3 select d).Single();
  db.Students.Remove(delete);
  db.SaveChanges();
}

Sưu tầm: Nguyễn Tuấn Khiêm

Nguồn: giasutinhoc.vn