Những tính năng cơ bản của phần mêm quản lý kho dược theo Bộ Y tế quy định.
Tính năng đầu tiên mà phần mềm cần phải đáp ứng đúng là "Dữ liệu đầu ra của phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin kết nối liên thông cơ sở bán lẻ thuốc".
Tiếp theo là hệ thống phần mềm quản lý kho dược cho các nhà thuốc tây bán lẻ phải đảm bảo các chức năng hoạt động theo Quyết định 540 của Bộ y tế ban hành ngày 20/8/2018.
Phải có:
1. Thông tin nhà cung cấp rõ ràng như: Nước nhập khẩu, công ty nhập khẩu và nhà sản xuất thuốc, hay còn gọi là chuỗi cung ứng.
2. Thông tin thuốc bao gồm: Mã thuốc, tên thuốc, số đăng ký thuốc, tên hoạt chất và hàm lượng nộng độ của thuốc đó, nói cách khác chi tiết về thuốc.
3. Trong quản lý thuốc cần phải có được đơn vị tính là gì, chẳng hạn như g, ml, viên, vỉ, thùng hộp, chai ở dạng nào. Phần này mình có thể thao khảo ở Khoản 4 Điều 136, Nghị định 54/2017 có ghi chi tiết vể đơn vị đóng gói nhỏ nhất để tính thặng số bán lẻ thuốc tây, được phân chia như sau:
- Đối với đơn vị bào chế là viên, đơn vị đóng gói nhỏ nhất là viên.
- Đối với dạng bào chế là dạng lỏng, đơn vị đóng gói nhỏ nhất là ống, chai, lọ, túi, tiêm, bơm tiêm đóng sẵn thuốc.
- Đối với dạng bào chế là dạng bột pha tiêm, đơn vị đóng gói nhỏ nhất là ống, chai, lọ túi, ống tiêm, bơm tiêm đóng sẵn thuốc.
- Đối với dạng bào chế là dạng bột, cốm pha uống, đơn vị đóng gói nhỏ nhất là gói, chai, lọ túi.
- Đối với dạng bào chế là kem, mỡ, gel dùng ngoài, đơn vị đóng gói nhỏ nhất là tuýp, lọ.
- Đối với dạng bào chế là thuốc dán, đơn vị đóng gói nhỏ nhất là miếng dán.
- Đối với dạng báo chế là thuốc xịt hay thuốc khi dung đóng gói nhỏ nhất là bình xịt, chai xịt, lọ xịt hoặc lọ đựng thuốc dùng cho máy khí dung.
- Đối với dạng bào chế là bộ kít phối hợp, đơn vị đóng gói nhỏ nhất là bộ kít.
4. Trong thông tin thuốc sẽ hiển thị thêm các thông tin bắt buộc hệ thống phần mềm quản lý kho dược cần phải có là số lo, ngày hết hạn của tên thuốc, cạnh bên thì có thêm giá bán.
5. Phần mềm đã có đầy đủ các tính năng về quản lý thông tin thuốc và các nhà cung ứng (nguốc gốc thuốc) là chưa đủ cần phải có thêm các chức năng liên quan như số lượng nhập kho, xuất bán và số tồn kho hiện tại của thuốc.
6. Sau khi xuất - nhập thuốc và các thông tin cần thiết cần bổ sung thêm là đối tượng lại mua thuốc tây tại nhà thuốc là khách hàng (người dân bình thường) hay các bác sĩ lại mua với giá ưu đãi.
7. Phần cuối cùng của hệ thống phần mềm phải có được chức năng quan trọng mà Bộ y tế cần phải bắt buộc các đơn vị bán phần mềm phải nắm rõ để cung câp phần mềm ra thị trường để đáp ứng cho các nhà thuốc tây sử dụng là:
- Hệ thống sẽ xuất ra được các file đúng định dạng đã quy định như pdf, xcel, theo quyết định 540.
- Kết nối được csdl quốc gia như phải kết nối được vào hệ thồng phần mềm của Bộ Y tế.
- Báo cáo thống kê theo cấu trúc từ ngày/tháng/năm đến ngày/tháng/năm.
- Tỉnh hình mua/bán hay còn gọi là số lượng xuất nhập tồn.
- Báo cáo tổng hợp các bảng chi tiết như danh mục, thuốc, mã thuốc, số lô, hạn dùng theo tiêu chí ngày giờ, tháng năm của từng đối tượng.
Trong quá trình tìm hiểu về hệ thống phần mềm chưa rõ vui lòng liên hệ đến công ty phần mềm An Giang sẽ hỗ trợ tư vấn cho quý khách được rõ hơn.
Liên hệ văn phòng: 02966.555.226